Các dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần chuyển đổi số

“Chuyển đổi số - áp dụng & tích hợp công nghệ vào quy trình vận hành doanh nghiệp” đang trở thành điểm nóng trong thời đại 4.0 hiện nay. Tuy nhiên, doanh nghiệp có nhất thiết cần chuyển đổi số? Hãy cùng GoUP tìm hiểu 5 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần chuyển đổi số tại bài viết dưới đây nhé!

1. Tốn kém nguồn lực trong những quy trình làm việc thủ công

Nhân viên văn phòng thường mất khá nhiều thời gian trong các công việc lặp lại & thủ công như nhập liệu, trao đổi, báo cáo và họp hành. Điều này khiến nhân viên xao nhãng và không có thời gian tập trung vào những công việc chính của mình, gây giảm năng suất và hiệu suất làm việc. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tốn kém những khoản chi phí đáng kể khi nhân viên không thể tập trung tối đa hiệu suất. Trong khi đó, các tác vụ này có thể được tự động hóa với các phần mềm công nghệ với chi phí được cho là không bằng 1/10 mà thực sự tối ưu hiệu quả làm việc cho nhân viên. 

2. Xuất hiện sự bất đồng & tranh cãi giữa các phòng ban

Không có quy trình làm việc chuẩn giữa các phòng ban, công việc bị phụ thuộc giữa các bộ phận, trao đổi thông tin không thống nhất, có quá nhiều phương tiện chat, file số liệu không thống nhất, không có số liệu thống kê rõ ràng.... là nguyên nhân gây ra những cuộc “mâu thuẫn ngầm”, “không hài lòng” trong doanh nghiệp. 

Hiển thị rõ nhất sự bất đồng trong doanh nghiệp thường là 2 phòng Marketing & sales. Mâu thuẫn phổ biến trong việc tìm kiếm leads (khách hàng tiềm năng). Sales thì cho rằng leads marketing tìm kiếm không chất lượng trong khi marketing thì đổ lỗi sales không có kỹ năng chốt sales. Việc không tìm ra nguyên nhân của quy trình bán hàng này là một tổn thất ngân sách khá lớn đối với doanh nghiệp. 

Xung đột giữa Marketing & Sales là mâu thuẫn cần được loại bỏ triệt để 

Theo đó, chuyển đổi số hỗ trợ nền tảng giúp liên kết tất cả các công việc của phòng ban trong một hệ thống giám sát chung. Doanh nghiệp dễ dàng truy cập, kiểm soát, đo lường, đánh giá chất lượng và kết quả công việc của từng cá nhân, từng phòng ban. Luồng thông tin đồng nhất và dễ dàng trao đổi cũng giúp các bộ phận nắm bắt công việc nhanh chóng, minh bạch và rõ ràng trong những sai sót, nhầm lẫn. 

3. Đầu tư chi phí Marketing lớn nhưng không đem lại hiệu quả

Tại sao doanh nghiệp vẫn mất tiền cho quảng cáo những số lượng khách hàng tiềm năng thu về rất ít? Không có cơ sở để đo lường hiệu quả chiến dịch giữa các phòng ban? Không nắm bắt được nhu cầu khách hàng để đưa ra những thông điệp nội dung thu hút? 

Nếu như chủ doanh nghiệp/nhà quản lý đang đau đầu về các vấn đề trên thì bạn nên cân nhắc một phương pháp truyền thông mới. Vai trò của áp dụng công nghệ số trong marketing đã mang lại những giá trị gia tăng to lớn cho hoạt động bán hàng tại doanh nghiệp: 

- Đạt hiệu quả trong nghiên cứu thị trường: Big Data, AI và Machine Learning hay quản lý data với CRM (Customer Relationship Management) cho phép doanh nghiệp phân tích, phân quyền, định danh dữ liệu, lọc và tái sử dụng dữ liệu khách hàng tiềm năng hiệu quả. 

Nắm bắt nhu cầu khách hàng là một trong những yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp có được insight quảng cáo hiệu quả. 

- Đo lường các kênh tiếp cận: Doanh nghiệp triển khai Marketing trên quá nhiều nền tảng mà không rõ đâu là nền tảng đem đến nhiều khách hàng tiềm năng. Chuyển đổi số với các giải pháp công nghệ cho phép doanh nghiệp truy xuất nguồn khách hàng và thống kê hiệu quả tại các kênh marketing này. 

- Tìm kiếm và chăm sóc khách hàng: Email Marketing, SMS Marketing, Automation hay Chatbot là những ứng dụng giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng và nuôi dưỡng khách hàng số một hiện nay. 

4. Quy trình lưu trữ, xử lý & phân tích dữ liệu cồng kềnh, thiếu tính tức thời

Với cách quản lý dữ liệu truyền thống bằng excel hay giấy tờ lỗi thời đem lại rất nhiều bất cập đối với sales, marketing và nhà quản lý. Excel rất tuyệt vời nhưng mục đích của nó không phải để dành cho phân tích cơ hội bán hàng, theo dõi hành trình khách hàng hay đưa ra quyết định chiến lược kinh doanh nhanh chóng. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng công nghệ số hiện đại phục vụ những nhu cầu doanh nghiệp cụ thể, tích hợp chia sẻ dữ liệu và nâng cao khả năng ra quyết định của nhà quản lý. 

5. Khách hàng cũ rời bỏ doanh nghiệp

Doanh nghiệp dần mất đi những khách hàng trung thành, ít nhận được những lời chia sẻ và giới thiệu của khách hàng… Sản phẩm kém chất lượng không phải là lý do duy nhất của những dấu hiệu trên. Có thể doanh nghiệp đang không có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt để giữ chân khách hàng. Tập trung chiến lược chăm sóc khách hàng với công nghệ sẽ giúp giúp doanh nghiệp cải thiện vấn đề này. 

Doanh nghiệp cần cải thiện tỷ lệ rời bỏ khách hàng bằng việc sử dụng công nghệ nâng cao chăm sóc khách hàng

Với kinh nghiệm tích lũy trong quá trình tư vấn triển khai GoUP cho trên 3000 doanh nghiệp thuộc trên 200 ngành nghề. Giải pháp chuyển đổi số GoUP là chìa khóa số 1 cho doanh nghiệp:

  • Rút ngắn thời gian của quá trình Chuyển đổi số từ 1 năm xuống còn 30 ngày
  • Đội ngũ chuyên gia tư vấn dày dặn kinh nghiệm đồng hành cùng chủ doanh nghiệp trong suốt thời gian triển khai
  • Giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất 200% và tiết kiệm chi phí
  • Xây dựng nền tảng quản trị cho Doanh nghiệp bằng công cụ

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Để công tác chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn, phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh thông minh GoCRM là một lựa chọn hoàn hảo.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0948 471 686.
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.