Chuyển đổi số là gì? Lợi ích và chiến lược thực thi A-Z

Chuyển đổi số (Digital transformation) là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới.

Không phải vì là xu hướng nên các doanh nghiệp chuyển đổi số mà chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp

Mục lục Hiện

I. Chuyển đổi số là gì?

khái niệm chuyển đổi số

Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam, khái niệm chuyển đổi số mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây với nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau.

Theo Gartner – công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới đưa ra định nghĩa về chuyển đổi số như sau: “Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới”

Còn Microsoft thì cho rằng “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới”

Tại Việt Nam, chuyển đổi số (sau đây được viết tắt là CĐS) được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.

Đến đây có lẽ các bạn cũng cũng đã phần nào hiểu được, chuyển đổi số hay Digital Transformation là gì rồi chứ ?

II. Phân biệt chuyển đổi số với số hóa

Có không ít người nhầm lẫn hai khái niệm “chuyển đổi số tiếng anh Digital Transformation” và “số hóa”. Vậy làm cách nào để phân biệt được hai định nghĩa này?

Số hóa được hiểu là việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số, ví dụ như việc thay vì quản lý hồ sơ nhân viên bằng file cứng thì nay bộ phận nhân sự các tổ chức đã có thể nhập liệu lên file excel và quản lý trên đó.

Còn “chuyển đổi số” là khi có dữ liệu được số hoá rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data… để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác. Có thể hiểu CĐS là mức độ cao cấp hơn số hóa.

Ví dụ Google chỉ một trong rất nhiều công ty trên toàn cầu thành công trong việc không chỉ thay đổi mô hình kinh doanh theo thị trường, mà còn tăng lợi nhuận nhờ CĐS.

Lúc đầu Google không có mô hình kinh doanh cụ thể, hoạt động không lợi nhuận, kiếm được chút lợi nhuận nhờ bán công cụ tìm kiếm. Nhưng từ năm 2003, công ty tung ra AdWords cho phép các công ty mua quảng cáo khi mọi người tìm kiếm trên Google.com. Tiếp theo, năm 2008, Google tạo được doanh thu 21 tỷ USD chỉ từ quảng cáo.

III. Thực trạng chuyển đổi số tại thị trường Việt Nam hiện nay

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia và COVID-19 được coi là thời điểm có một không hai để tiến hành CĐS.

Để nói về thực trạng CĐS trong các công ty ở Việt Nam, có thể mượn lời của ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Bộ TT&TT “Đại dịch Covid-19 là cú “huých” trăm năm cho chuyển đổi số”.

Có tới 6 lĩnh vực được dự báo sẽ thay đổi mãi mãi sau COVID-19 bao gồm: làm việc trực tuyến; giáo dục trực tuyến; y tế từ xa; các phương tiện lái tự động; mua sắm trực tuyến; Ngành công nghiêp; tổ chức các sự kiện, hội chợ triển lãm ảo trên không gian mạng thay vì tổ chức trong đời thực.

Ở Việt Nam, Chính phủ và Bộ TT&TT đưa ra 3 trụ cột chính của chương trình CĐS quốc gia là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

3 trụ cột của chuyển đổi số ở Việt Nam

Nhìn xa hơn một chút sang người anh em láng giềng Trung Quốc chúng ta cũng sẽ thấy sự chuyển mình mạnh mẽ của các DN trong chiến lược CĐS quốc gia. Và COVID-19 mang tới công cuộc chuyển đổi số với các doanh nghiệp cả tiêu cực lẫn tích cực.

  • Ba tác động tích cực là: Cải thiện khả năng hợp tác từ xa; Nâng cao nhận thức về giá trị của chuyển đổi số và Công nghệ thông tin trong tất cả các nhân viên; Tăng cường các khả năng tiếp thị và phát triển kinh doanh trực tuyến.
  • Ba tác động tiêu cực là: Không có khả năng gặp trực tiếp khách hàng; Hiệu suất bán hàng giảm đáng kể; Không có khả năng tiếp tục sản xuất.
    Những tác động này cũng tương đồng với thực trạng chuyển đổi số tại các tổ chức tại Việt Nam.

Ở Việt Nam, những ngành diễn ra chuyển đổi số sớm nhất có thể kể đến là: tài chính, giao thông và du lịch. Tuy nhiên, có rất ít tổ chức nhận thức đúng vai trò của CĐS, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ – lực lượng chiếm đến 97% tổng số doanh nghiệp.

Theo thống kê có 80% – 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990.

Những rào cản đối với quá trình chuyển đổi số có thể kể đến là:

  • 17% thiếu kỹ năng số và nhân lực
  • 16,7% thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số
  • 15,7% thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong công ty

Chuyển đổi số là một con đường dài nhưng đứng trước thực trạng CĐS trong doanh nghiệp vừa kể trên, các tổ chức cần phải nhanh chóng đẩy mạnh công cuộc số hóa doanh nghiệp, tạo tiền đề vững chắc để CĐS nhanh và thành công.

Để công tác chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn, phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh thông minh GoCRM là một lựa chọn hoàn hảo.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0948 471 686.
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.