Không phải vì là xu hướng nên các doanh nghiệp chuyển đổi số mà chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của các công ty: từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh….
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết đến Google, lúc đầu Google hoạt động phi lợi nhuận. Nhưng từ năm 2003, Google tung ra công cụ quảng cáo adwords cho phép các doanh nghiệp mua vị trí quảng cáo khi người dùng tìm kiếm thông tin trên google.com. Và đến năm 2008, công ty này thu về 21 tỷ USD chỉ từ quảng cáo.
Tầm quan trọng của CĐS được thể hiện ở nhiều khía cạnh như: cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, được nâng cao. Một doanh nghiệp số được chuyển đổi thành công thường nhận được nhiều lợi ích như sau:
Thực tế ở các đơn vị chưa chuyển đổi số, hầu như không có sự liên kết thông tin giữa các phòng ban với nhau, phòng ban nào làm việc của phòng ban đó bởi mỗi bộ phận sử dụng một phần mềm riêng lẻ. Chính điều này đã khiến cho công việc thường xuyên bị tắc nghẽn không rõ nguyên nhân, kéo theo hàng loạt các tác động xấu đến DN như: phục vụ khách hàng chậm hơn, bán được ít hàng hơn, doanh thu đi xuống,….
Khi áp dụng CĐS, có nghĩa là với các doanh nghiệp đã tạo ra một nền tảng kết nối được tất cả các phòng ban nội bộ lại với nhau. Mỗi phòng ban vẫn có công cụ để phục vụ nghiệp vụ chuyên môn mà vẫn có thể giao tiếp với bộ phận khác. Thông qua các kết nối này, các vấn đề được nhận dạng, phòng ngừa trước khi xẩy ra và sẽ được xử lý nhanh chóng khi các chức năng có thể thấy và phối hợp cùng nhau.
Thay vì phải ngồi chờ nhân sự gửi báo cáo qua đường email hoặc báo cáo bản cứng, các CEO hoàn toàn có thể chủ động xem các loại báo cáo mà mình muốn bất cứ lúc nào. Đây là lợi ích vô cùng to lớn do CĐS mang lại.
Mọi hoạt động của công ty từ việc có khách hàng tìm hiểu sản phẩm, nhân viên kinh doanh bán hàng, kế toán ghi nhận doanh số hay biến động về con người ở các bộ phận như thế nào đều được thể hiện trên các công cụ số, mà cụ thể ở đây là các phần mềm quản trị doanh nghiệp. CEO dễ dàng truy xuất báo cáo về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Không chậm trễ và cũng không có “vùng tối” sẽ giúp CEO quản lý doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch và sáng tạo hơn so với thời kỳ trước đó.
Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyển đổi số sẽ làm tăng năng suất lao động trong năm 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong ba năm tiếp theo.
Quyết định thuê nhân viên vào làm việc, công ty nào cũng muốn khai thác được tối đa năng lực của họ trong công việc, CĐS sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện điều này.
Thứ nhất, những việc có giá trị gia tăng thấp, hệ thống có thể tự động thực hiện mà công ty không cần tốn chi phí trả lương cho nhân viên thực hiện.
Thứ hai, vì vậy mà nhân viên có thêm thời gian để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện các công việc có giá trị gia tăng cao.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số cũng giúp người quản lý dễ dàng đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên thay vì quan điểm lỗi thời chú trọng đến thời gian đầu vào như trước đây. Tức là CĐS còn giải quyết được cả vấn đề còn người trong tổ chức.
Tổ chức nào sở hữu nền tảng số hóa thì có thể triển khai và vận hành doanh nghiệp hiệu quả , chính xác và chất lượng hơn. Các giải pháp quản trị và vận hành số hóa gia tăng hiệu quả từ 30-40 % cho tới 100 %. Để so sánh tác động của doanh nghiệp CĐS và truyền thống có lẽ giống như cuộc chiến của người khổng lồ và kẻ tí hon vậy.
Chuyển đổi số giúp tổ chức nâng cao khả năng cạnh tranh còn thể hiện ở việc tương tác nhanh chóng với khách hàng, chăm sóc cá nhân hóa khách hàng, phục vụ khách hàng tốt hơn,…